Với một giáo viên, chăm chỉ và kiến thức chuyên môn không phải là tất cả

I. Chăm chỉ và kiến thức chuyên môn không phải là tất cả

Nhiều giáo viên ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Trung, thường rơi vào tư duy “soạn bài kỹ, kiến thức sâu rộng = hiệu quả”. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh điều ngược lại: dù giáo viên đã đầu tư thời gian chuẩn bị bài giảng chi tiết và dạy rất chăm chỉ, học viên vẫn không tiến bộ hoặc cảm thấy nhàm chán.Lý do không nằm ở kiến thức, mà là phương pháp giảng dạy chưa đủ hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu học viên. Một giờ học hiệu quả không chỉ truyền tải thông tin mà còn phải tạo được cảm hứng, động lực học tập, và tương tác tích cực. Việc dạy học ngoại ngữ không đơn thuần là truyền đạt thông tin mà là tạo ra một môi trường học tập sinh động, nơi học viên có thể trải nghiệm và vận dụng kiến thức một cách chủ động, thú vị.

II. Lý thuyết nền tảng

  1. Khái niệm về phương pháp dạy học hiệu quả

Phương pháp dạy học không chỉ là cách thức giảng dạy mà còn liên quan đến cách thức khơi dậy sự hứng thú, duy trì sự chú ý của học viên, và tạo ra môi trường học tập tích cực. Trong bối cảnh dạy ngoại ngữ, phương pháp dạy học phải đáp ứng được các yếu tố như: tính tương tác, tính thực tế và khả năng tiếp thu của người học. Một phương pháp dạy học hiệu quả cần phải linh hoạt, thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm của học viên, từ đó tạo ra môi trường học tích cực và khuyến khích học viên tự học dưới sự hướng dẫn và kiểm soát trong giới hạn của người dạy, từ đó người học có thể chủ động sáng tạo.

  1. Phương pháp giảng dạy truyền thống vs phương pháp hiện đại

Phương pháp giảng dạy truyền thống thường tập trung vào việc truyền đạt kiến thức từ giáo viên đến học viên, trong khi phương pháp hiện đại chú trọng đến việc học viên là trung tâm của quá trình học. Các phương pháp hiện đại như “học qua dự án”, “học qua trò chơi”, hay “học tương tác” giúp học viên áp dụng ngôn ngữ vào các tình huống thực tế, đồng thời khuyến khích sự sáng tạo và giao tiếp, điều mà phương pháp truyền thống không thể đạt được. Tất nhiên chúng ta không thể loại bỏ các phương pháp truyền thống hữu ích như ngữ pháp dịch, phân tích, quy nạp trong các phần lý thuyết để giúp người học có kiến thức học thuật tốt về ngôn ngữ mình đang theo học, tuy nhiên cần linh hoạt biến đổi để tránh bị nhàm chán.

III. Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ hiện đại

  1. Áp dụng công nghệ trong giảng dạy

Việc sử dụng công nghệ trong giảng dạy ngoại ngữ ngày càng trở nên phổ biến và hiệu quả. Các công cụ trực tuyến như ứng dụng học ngôn ngữ, video học tập, bài giảng trực tuyến không chỉ giúp học viên tiếp cận với các tài liệu học phong phú mà còn tạo cơ hội cho họ học mọi lúc mọi nơi. Công nghệ cũng giúp giáo viên tạo ra các bài giảng sinh động, thu hút học viên hơn. Hiện này nhiều đơn vị giáo dục đã tiến hành khai thác ứng dụng của công nghệ trong các hoạt động giảng dạy, triển khai các mô hình blended learning (học kết hợp) nhằm tối ưu hoá hoạt động dạy và học ngọai ngữ. Việc áp dụng công nghệ không những giúp giải phóng sức lao động mà còn còn giúp người học tiếp thu tối ưu hơn.

     2. Đa dạng phương pháp triển khai ngôn ngữ và phương pháp sư phạm 

Hiểu về đặc trưng loại hình ngôn ngữ hoặc các kiến thức đối chiếu với Việt ngữ để triển khai những bài giảng logic, dễ hiểu và dễ tiếp thu cho người Việt, như NAE chúng tôi đã ứng dụng rất nhiều các công trình nghiên cứu ngôn ngữ để triển khai cách dạy riêng của chúng tôi theo các đặc trưng của ngôn ngữ đơn lập âm tiết tính. Về phương pháp sư phạm giáo viên của NAE cũng đã được đào tạo đồng bộ bởi TS Trần Khai Xuân, giáo viên cần linh hoạt áp dụng để làm đa dạng bài giảng của mình.

  1. Học qua dự án (Project-based learning)

Phương pháp học qua dự án giúp học viên học ngoại ngữ thông qua các dự án thực tế, giúp họ không chỉ tiếp thu lý thuyết mà còn phát triển các kỹ năng thực hành. Ví dụ, học viên có thể tham gia vào một dự án tìm hiểu văn hóa Trung Quốc, từ đó sử dụng ngôn ngữ học được để thảo luận, viết báo cáo hoặc thuyết trình. Phương pháp này giúp học viên kết nối lý thuyết và thực tế, đồng thời phát triển các kỹ năng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Các chương trình này hoàn toàn có thể thiết kế theo hướng cá nhân hoá nhu cầu, việc học qua các dự án kiểu này có thể coi là một mũi tên trúng hai đích, học và làm, học và thực hành tại chỗ với việc phát triển toàn diện 4 kỹ năng ngôn ngữ nhưng cao cấp hơn.

  1. Tạo động lực học tập

Một trong những yếu tố quan trọng để học viên học hiệu quả chính là động lực. Giáo viên cần tạo ra một môi trường học tập thân thiện, khuyến khích học viên tham gia vào các hoạt động học tập thú vị, kết nối giữa người học và người học, người học và người dạy hoặc thậm chí người dạy – người học – nhóm hỗ trợ. Bên cạnh đó, việc khen ngợi và động viên học viên khi đạt được những tiến bộ nhỏ cũng giúp họ cảm thấy tự tin và duy trì động lực học tập lâu dài, nắm vững tâm lý tiếp nhận của người học để triển khai những phương pháp truyền động lực, truyền cảm hứng tối ưu nhất cho từng cá nhân trong tập thể.

 

Chăm chỉ là yếu tố cần thiết, nhưng không đủ để đảm bảo chất lượng dạy học ngoại ngữ. Để đạt được hiệu quả cao trong việc giảng dạy, giáo viên cần thay đổi tư duy về phương pháp giảng dạy, chú trọng hơn đến việc tạo ra một môi trường học tập tích cực và hấp dẫn. Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại, kết hợp với công nghệ và tạo động lực học tập cho học viên là chìa khóa giúp nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ mà nhiều giáo viên cần lưu ý để có thể tạo lợi thế cạnh tranh trong thời đại phát .