Tác giả: Nhật Phạm
Phản tư không chỉ dành cho người học mà còn là một kỹ năng quan trọng với giáo viên. Đối với người dạy tiếng Trung, phản tư là quá trình nhìn lại các bài giảng, phương pháp, và cách tổ chức lớp học để rút ra những bài học kinh nghiệm, từ đó điều chỉnh và cải tiến phương pháp giảng dạy. Quý thầy cô có thể tham khảo bài viết này để áp dụng tư duy phản tư của mình trong quá trình dạy ngoại ngữ nói chung và tiếng Trung nói riêng.
I. Chăm chỉ không phải là tất cả
Nhiều giáo viên ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Trung, thường rơi vào tư duy “soạn bài kỹ, kiến thức sâu rộng = hiệu quả”. Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh điều ngược lại: dù giáo viên đã đầu tư thời gian chuẩn bị bài giảng chi tiết và dạy rất chăm chỉ, học viên vẫn không tiến bộ hoặc cảm thấy nhàm chán.
Lý do không nằm ở kiến thức, mà là phương pháp giảng dạy chưa đủ hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu học viên. Một giờ học hiệu quả không chỉ truyền tải thông tin mà còn phải tạo được cảm hứng, động lực học tập, và tương tác tích cực.
II. Lý thuyết nền tảng
- Vòng lặp giảng dạy: Soạn bài → Dạy → Đánh giá → Phản tư
- Chu kỳ giảng dạy hiệu quả cần có bước cuối cùng: Phản tư, để nhìn nhận lại chất lượng bài học và điều chỉnh phương pháp.
- Nhiều giáo viên bỏ qua bước này, dẫn đến việc tái lặp các lỗi sai, như tập trung quá nhiều vào lý thuyết, thiếu hoạt động thực hành, hoặc áp dụng phương pháp truyền thống cứng nhắc.
- Cảm hứng trong giờ học ngoại ngữ
- Cảm hứng là yếu tố quyết định sự tiếp thu và ghi nhớ của học viên.
- Những yếu tố làm tăng cảm hứng:
√ Động lực từ giáo viên: Cách giảng dạy nhiệt huyết, gần gũi, chia sẻ cổ vũ động viên thông qua thấu hiểu
√ Đa dạng hoạt động: Xen kẽ giữa lý thuyết, thực hành, trò chơi, và bài tập nhóm.
√ Liên hệ thực tế: Nội dung bài học gắn với đời sống, công việc hoặc sở thích cá nhân của học viên.
III. Ứng dụng phản tư để cải thiện chất lượng giảng dạy
- Nhìn lại giả định ban đầu
- Giả định sai: Giáo viên có thể nghĩ rằng việc cung cấp kiến thức phong phú và bài giảng chi tiết sẽ khiến học viên tiến bộ.
- Thực tế: Học viên không chỉ cần kiến thức mà còn cần môi trường học tập hấp dẫn, cách giảng dạy kích thích hứng thú và bài tập đa dạng.
Câu hỏi phản tư:
- Mình đã tập trung quá nhiều vào việc truyền tải kiến thức mà quên đi cảm xúc của học viên không?
- Phương pháp giảng dạy của mình có đủ linh hoạt và hấp dẫn không?
- Quan sát kết quả
- Hiện tượng: Học viên cảm thấy nhàm chán, ít tham gia phát biểu hoặc hoàn thành bài tập với sự miễn cưỡng. Tỷ lệ ghi nhớ từ vựng và cấu trúc ngữ pháp thấp.
- Nguyên nhân:
√ Thiếu các hoạt động tương tác, học viên thụ động tiếp nhận kiến thức.
√ Nội dung bài giảng chưa cá nhân hóa, không gắn với nhu cầu thực tế của học viên.
√ Bài tập không đủ đa dạng, thiếu tính thử thách hoặc sáng tạo.
Câu hỏi phản tư:
- Những phần nào trong bài giảng khiến học viên phản ứng tích cực hoặc tiêu cực?
- Nội dung bài tập có đáp ứng đúng nhu cầu và trình độ học viên không?
- Điều chỉnh và cải tiến
- Điều chỉnh những sai sót hoặc kém hiểu quả
- Cải tiến bài giảng dựa trên cải thiện từng vấn đề cấu thành bài giảng
IV. Giải pháp cải thiện phương pháp giảng dạy:
- Tăng cường động lực từ giáo viên:
- Thể hiện sự nhiệt huyết, gần gũi khi giảng bài.
- Chia sẻ những câu chuyện thực tế hoặc trải nghiệm cá nhân khi học ngoại ngữ để khích lệ học viên.
- Đồng cảm với người học từ đó bao dung, kiên nhẫn và kiên trì hơn.
- Đa dạng hóa phương pháp giảng dạy:
- Trò chơi ngôn ngữ: Sử dụng các trò chơi như đoán từ, ghép câu, bingo từ vựng.
- Hoạt động nhóm: Yêu cầu học viên làm việc theo cặp hoặc nhóm để tạo ra đoạn hội thoại hoặc giải bài tập tình huống.
- Đóng vai: Tạo các tình huống thực tế (mua sắm, phỏng vấn xin việc, hỏi đường) để học viên thực hành.
- Ứng dụng các phương pháp triển khai ngôn ngữ ỏ phần lý thuyết để người học dễ dàng tiếp thu kiến thức.
- Cá nhân hóa bài giảng:
- Điều chỉnh nội dung để phù hợp với nhu cầu và sở thích của học viên, khéo léo sử dụng các ví dụ theo xu hướng nhằm kích thích người học.
- Hỏi ý kiến học viên sau mỗi buổi học để nắm bắt những khó khăn hoặc mong muốn của họ.
- Làm chủ lớp học để nắm được đặc trưng từng học sinh từ đó điều chỉnh kỳ vọng cũng như thiết kế các bài tập độ khó khác nhau để dành cho từng nhóm đối tượng đặc thù.
- Tăng tính tương tác:
- Đặt câu hỏi mở trong giờ học, khuyến khích học viên tham gia thảo luận.
- Sử dụng công cụ trực tuyến như Kahoot, Quizlet để tạo bài kiểm tra nhanh hoặc trò chơi từ vựng.
- Đa dạng hóa bài tập:
- Từ vựng: Yêu cầu học viên làm sơ đồ tư duy, tạo sơ đồ theo mindmap Chinese, tạo câu chuyện ngắn sử dụng từ mới….
- Ngữ pháp:Sử dụng các phương pháp như mindmap cấu trúc, ngữ trị tham tố,…để tạo sơ đồ kết học. Biến bài tập nhàm chán thành trò chơi “sắp xếp câu” hoặc “điền từ vào chỗ trống”.
- Nghe – Nói: Tổ chức các buổi thực hành nghe và thảo luận nhóm, học qua thực hành, thực hành để học….
V. Làm đúng quan trọng hơn làm nhiều
Sự chăm chỉ của giáo viên không đảm bảo hiệu quả nếu thiếu phương pháp giảng dạy phù hợp. Qua quá trình phản tư – nhìn lại giả định, phân tích kết quả, và điều chỉnh phương pháp – giáo viên có thể biến những giờ học tiếng Trung nhàm chán thành các buổi học đầy cảm hứng và hiệu quả.Hãy nhớ rằng, mục tiêu không chỉ là dạy học viên giỏi mà còn là khơi dậy niềm đam mê và động lực học tập lâu dài trong họ. Hi vọng rằng bài phân tích thói quen dạy thông qua tư duy phản tư này của Nhật Phạm sẽ giúp ích được cho quý thầy cô trong tư duy giang dạy tiếng Trung.